Sức hút của bất động sản Hội An tại vùng kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng
- Ngày đăng
Hạ tầng giao thông của vùng kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ ở, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tạo đà sôi động cho thị trường bất động sản.
Quảng Nam – Đà Nẵng hợp lực xây “bệ phóng” phát triển kinh tế
Quảng Nam, Đà Nẵng - hai vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - đã và đang bắt tay hợp lực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng với mục tiêu tối ưu hoá lợi thế vùng của từng địa phương.
Cuối tháng 5/2022, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định phê duyệt dự án hoàn thiện đường 129 (Võ Chí Công) với tổng vốn đầu tư gần 2.060 tỷ đồng nhằm nâng cấp hệ thống đường bộ liên vùng nối cầu Cửa Đại đến sân bay Chu Lai; hình thành tuyến giao thông huyết mạch vùng ven biển, kết nối Đà Nẵng, Quảng Nam và khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi).
Hai địa phương này cũng tập trung xây dựng, kết nối: cao tốc Quảng Nam - Đà Nẵng, đường sắt đô thị đi theo sông Cổ Cò, hệ thống xe điện ngầm (metro) và xe điện bánh sắt (tramway) từ Đà Nẵng chạy dọc các quận ven biển đến điểm cuối Hội An.
Cùng với đó, Đà Nẵng cùng Quảng Nam thúc đẩy nạo vét, khơi thông dòng chảy Cổ Cò, quy hoạch phát triển đô thị hai bên sông. Đồng thời cũng quy hoạch lại các tuyến đường thủy nội địa hướng đến mục tiêu liên kết du lịch trên sông: sông Hàn - sông Cổ Cò - sông Thu Bồn, sông Hàn - sông Vĩnh Điện - sông Thu Bồn …
Việc đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông huyết mạch, kết nối mạng lưới đường bộ, cảng biển, đường thủy và hàng không liên vùng trở thành “bệ phóng” phát triển kinh tế - xã hội, là lực đẩy cho bất động sản phát triển. Đặc biệt mở ra trục phát triển phía Đông gắn với đô thị đẳng cấp và du lịch nghỉ dưỡng.
Bất động sản Hội An, điểm sáng trên trục phía Đông
Trong định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phía Đông của Quảng Nam gắn với trục giao thông chính là đường ven biển và dòng sông Cổ Cò được xác định là đòn bẩy có ý nghĩa “đột phá” trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sở hữu nhiều lợi thế đặc biệt, không nơi nào có được, bất động sản Hội An là điểm sáng trên trục phía Đông, được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Hội An quy hoạch phát triển trên cơ sở bảo tồn di sản. Ảnh: Quốc Hải |
Lợi thế độc tôn với “danh xưng” Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, Hội An còn quyến rũ lòng người bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, môi trường tự nhiên trong lành. Đây cũng là nơi duy nhất tại Việt Nam có không gian sống vừa nằm trong vùng di sản vừa sở hữu nhiều nhiều cảnh quan thiên nhiên ưu đãi: sông Thu Bồn, sông Cổ Cò, vịnh biển Cửa Đại, rừng dừa nước Bảy Mẫu, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm... Điều kiện đặc biệt thuận lợi đó giúp Hội An liên tục ghi tên mình vào trong bản đồ du lịch thế giới với nhiều giải thưởng nước ngoài bình chọn, trở thành đô thị hạt nhân trong tam giác di sản quốc tế: Hội An – Cù Lao Chàm – Mỹ Sơn.
Miền đất di sản còn quý hiếm hơn nữa bởi qũy đất trung tâm Hội An vô cùng khan hiếm. Cùng với quy trình cấp phép quy hoạch đầu tư vô cùng nghiêm ngặt nên số lượng dự án bất động sản tại đây không ồ ạt mà có sự chọn lọc đến mức hạn chế. Điều này cũng phần nào lý giải nguyên nhân nguồn cung bất động sản ở Hội An đã khan hiếm lại càng thêm khan hiếm, nhất là trong bối cảnh siết chặt quy hoạch của tỉnh Quảng Nam hiện tại.
Nguồn: baodautu.vn